PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 10)
>> Hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 9)
Bài viết tiếp tục hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Xem mẫu B01b-DNN), nợ phải trả (Mã số 400).
***Nợ dài hạn (Mã số 420)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, như: Khoản phải trả người bán dài hạn, người mua trả tiền trước dài hạn, phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, dự phòng phải trả dài hạn và quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại thời điểm báo cáo.
Mã số 420 = Mã số 421 + Mã số 422 + Mã số 423 + Mã số 424 + Mã số 425 + Mã số 426 + Mã số 427.
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 331 mở cho từng người bán.
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và thời hạn doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp là trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 131 mở chi tiết cho từng khách hàng.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và mô hình quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân cấp và quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 511).
Chỉ tiêu này chỉ trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” (Mã số 213) trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Có tài khoản 3361.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu khác, như: Chi phí phải trả, phải trả nội bộ khác ngoài khoản phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, doanh thu chưa thực hiện dài hạn, các khoản nhận ký cược, ký quỹ dài hạn…
Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, khoản phải trả nội bộ dài hạn trong chỉ tiêu này được bù trừ với khoản phải thu nội bộ dài hạn khác được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khác” (Mã số 214) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản 335, 3368, 338, 1388.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp vay, nợ của các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác, giá trị cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, như: Tiền vay ngân hàng, tổ chức tài chính, khoản phải trả về tài sản cố định thuê tài chính...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết các tài khoản 341, 4111 (chi tiết loại cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả).
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả sau 12 tháng hoặc sau một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, dự phòng tái cơ cấu, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa tài sản cố định định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352.
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 356.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 12)