Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 được thực hiện như thế nào? – Tùng Lâm (Lâm Đồng).
>> Lưu ý về Quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp 2022
>> Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022 và trách nhiệm của Cơ quan Thuế
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 được hướng dẫn theo Điều 81 Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Trong báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp.
- Ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Ngày lập báo cáo tài chính.
- Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán.
- Đơn vị tiền tệ dùng để lập và trình bày báo cáo tài chính.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
- Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính năm trước (để trình bày cột đầu năm).
***Đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Xem mẫu B01a-DNN)
Tài sản
- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các tài khoản 111, 112, số dư Nợ chi tiết của tài khoản 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và tài khoản 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền).
Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các khoản mục được phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền thì kế toán được phép trình bày trong chỉ tiêu này. Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…
Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục.
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các khoản tương đương tiền trình bày trong chỉ tiêu này, kế toán có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các khoản có thời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
- Đầu tư tài chính (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính (sau khi đã trừ đi dự phòng tổn thất đầu tư tài chính) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Các khoản đầu tư tài chính được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110) và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134).
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 122 + Mã số 123 + Mã số 124.
+ Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản chứng khoán và các công cụ tài chính khác nắm giữ vì mục đích kinh doanh tại thời điểm báo cáo (nắm giữ với mục đích chờ tăng giá để bán ra kiếm lời). Chỉ tiêu này có thể bao gồm cả các công cụ tài chính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi… nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 121.
+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 122)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110), và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các tài khoản 1281, 1288.
+ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 123)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 228.
+ Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (Mã số 124)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các tài khoản 2291, 2292 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn lập, trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2)