Dưới đây là 03 cách kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024 miễn phí, nhanh chóng và thuận tiện nhất.
>> Quy định về việc lắp đặt báo hiệu đường bộ năm 2025
Quý khách hàng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 2024 theo một trong các cách sau: Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Trang tra cứu thông tin của Tổng cục Thuếvà trang Mã số thuế của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Nhập thông tin tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp vào thanh tìm kiếm. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp của doanh nghiệp sẽ được thể hiện ở bảng thông tin bên dưới.
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 1)
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 2)
Bước 1: Truy cập vào Trang tra cứu thông tin của Tổng cục Thuế
Bước 2: Tại ô “Thông tin về người nộp thuế” nhập thông tin mã số thuế vào thanh tìm kiếm (mã số thuế và nhập mã xác nhận). Thông tin về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp sẽ hiện như hình bên dưới.
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 3)
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 4)
Bước 1: Truy cập vào trang Mã số thuế của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Bước 2: Nhập thông tin doanh nghiệp tại một trong các ô “Mã số thuế”, “Tên công ty”, “Người đại diện”, “Địa chỉ trụ sở” sau đó bấm tìm kiếm.
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 5)
Bước 3: Bấm chọn doanh nghiệp cần tra cứu. Thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp sẽ được thể hiện như hình bên dưới.
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 6)
(Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh minh họa 7)
Ngoài thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, tại trang Masothue, khách hàng có thể tra cứu được các thông tin khác của doanh nghiệp như: Mã số thuế, tên doanh nghiệp (tên quốc tế, tên viết tắt, loại hình pháp lý, địa chỉ trụ sở, đại diện pháp luật, danh sách thành viên, số điện thoại, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,...
Quý khách hàng truy cập vào Tiện ích Công việc pháp lý của trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP. Tại đây sẽ thể hiện các công việc pháp lý doanh nghiệp cần làm tương ứng với từng giai đoạn thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.
Đơn cử một số công việc sau:
(i) Thành lập doanh nghiệp
- Thủ tục mở tài khoản ngân hàng [cập nhật ngày 26/7/2024]
- Thủ tục về lao động ban đầu
- Cơ cấu tổ chức quản lý của các loại công ty và doanh nghiệp tư nhân
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu
- Hồ sơ khai thuế ban đầu
- Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
- Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thành lập Công đoàn cơ sở
- Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
(ii) Hoạt động doanh nghiệp
- Các công việc về thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng
- Các công việc về hóa đơn, chữ ký số, chứng thư số
- Các công việc về lao động, bảo hiểm xã hội
- Các công việc về phòng cháy chữa cháy
…
(iii) Chấm dứt hoạt động doanh nghiệp
- Thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Hủy hóa đơn đối với trường hợp giải thể, phá sản doanh nghiệp
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi giải thể
…