Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 01/11/2020 bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Để thuận tiện cho việc thực hiện hóa đơn điện tử này, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi tới quý thành viên những thông tin cần biết về hóa đơn điện tử (như: việc khởi tạo; hình thức lưu, gửi file hóa đơn điện tử; cách chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy …) sau đây:
>> Giải đáp vướng mắc về Chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử
>> Những tình tiết giảm nhẹ - tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính mà kế toán nên biết
1. Khởi tạo hóa đơn điện tử
Người bán hàng hóa, dịch vụ khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
- Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
- Có chữ ký điện tử theo quy định.
- Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
- Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
+ Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
+ Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
2. Hình thức gửi, lưu file và định dạng hóa đơn điện tử
- Về các hình thức gửi hóa đơn điện tử như sau:
+ Gửi trực tiếp:
Người bán hàng hóa thực hiện truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.
+ Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử:
Người bán hàng truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn điện tử bằng chương trình lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc người bán hàng hóa, dịch vụ đưa dữ liệu hóa đơn điện tử đã được tạo từ hệ thống nội bộ của người bán vào hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã có chữ ký điện tử của người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
Trường hợp người mua là đơn vị kế toán, khi nhận được hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán, người mua thực hiện ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và gửi cho người bán hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử của người mua và người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
- Về cách lưu file và định dạng hóa đơn điện tử:
Hiện nay, vẫn chưa có Thông tư cụ thể hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc quy định chuẩn dữ liệu của hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể lưu giữ hóa đơn điện tử dưới định dạng XML, PDF hoặc các định dạng khác.
3. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy
- Nguyên tắc chuyển đổi:
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Hóa đơn này chỉ được chuyển đổi một lần.
- Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
+ Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
+ Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
- Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi:
Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
- Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.
4. Về chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử
Mời quý thành viên xem chi tiết tại đây.
5. Về việc lập hóa đơn điện tử có số dòng nhiều hơn một trang
Tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn như sau:
Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị:
- Cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động);
- Cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu;
- Cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu;
- Kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc - trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).
Xem thêm vấn đề về hóa đơn điện tử tại các bài viết sau:
- Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp từ 01/11/2020;
- Doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử?;
- Phân biệt hóa đơn điện tử có mã số và không có mã số của cơ quan thuế.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
- Thông tư 32/2011/TT-BTC.
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC .
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kiều Nga