Có phải Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? – Minh Thư (Phú Yên).
>> 08 loại hợp đồng đối với nhà thầu áp dụng từ năm 2024
>> Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu từ ngày 01/01/2024
Ngày 08/08/2023, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Thông tư bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/09/2023.
Theo đó, cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước (gọi tắt là NSNN) chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 được quy định như sau:
Theo Điều 3 Thông tư 52/2023/TT-BTC, kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là DNNVV) từ ngày 23/09/2023 bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách (sau đây gọi là kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV).
- Nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là nguồn đóng góp, tài trợ).
Hướng dẫn cơ chế sử dụng NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 52/2023/TT-BTC, nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ ngày 23/09/2023 được thực hiện như sau:
- Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV được thực hiện thông qua dự toán ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV. Quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư 52/2023/TT-BTC và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của ngân sách nhà nước hằng năm.
Việc huy động, quản lý, thanh quyết toán kinh phí phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp có thỏa thuận với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc sử dụng khoản đóng góp, tài trợ chi trả cho phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì thực hiện theo đúng thỏa thuận.
(i) Đối với nội dung chi có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành: xác định chi phí theo đúng chế độ quy định.
(i) Đối với nội dung chi chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức: xác định chi phí căn cứ trường hợp cụ thể, tính chất, phạm vi và các yếu tố liên quan, có tham khảo chi phí tương tự đã thực hiện trong thời hạn 12 tháng (nếu có) tính đến thời điểm xác định chi phí.
Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành quy định tại Mục 2.1, Mục 2.2 và Mục 2.3 nêu trên tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí; tính trung thực, chính xác, minh bạch, đầy đủ pháp lý của hồ sơ, chứng từ liên quan; thu, chi, hạch toán, quyết toán và lưu trữ hồ sơ theo đúng chế độ quy định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng - Thông tư 52/2023/TT-BTC 1. Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định DNNVV. 2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). 3. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. 4. Bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. 5. Lao động đang làm việc trong DNNVV; cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 6. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV. |