Gia hạn thời gian thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng mới nhất. Mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực Ngân hàng theo quy định pháp luật.
>> Danh sách các ga đường sắt cao tốc Bắc Nam
>> Đề xuất bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội
Bài viết này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin về “Gia hạn thời gian thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng mới nhất” quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết bên dưới.
Ngày 29/04/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Nghị định 94/2025/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực ngày 01/07/2025.
Trong đó, căn cứ tại Điều 20 Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định gia hạn thời gian thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng cụ thể như sau:
- Tối thiểu 90 ngày trước khi kết thúc thời gian thử nghiệm, tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm có nhu cầu gia hạn thời gian thử nghiệm thực hiện thủ tục gia hạn thời gian thử nghiệm.
- Trình tự xử lý
Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm có Đơn đề nghị gia hạn thời gian thử nghiệm theo Mẫu số 09 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP; báo cáo kết quả thử nghiệm theo Phụ lục 5 kèm theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP gửi Ngân hàng Nhà nước.
Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị gia hạn thời gian thử nghiệm và báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước tiến hành đánh giá toàn bộ quá trình thử nghiệm.
Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản Ngân hàng Nhà nước đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến.
Trường hợp hồ sơ cần giải trình, làm rõ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức giải trình, hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức được phép gửi giải trình và hoàn thiện hồ sơ 01 lần. Sau thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu giải trình, hoàn thiện hồ sơ mà tổ chức không gửi lại văn bản giải trình, hoàn thiện hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức. Thời gian giải trình, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian xử lý hồ sơ.
Căn cứ báo cáo kết quả thử nghiệm (trong đó bao gồm tính hữu ích của giải pháp), tình hình giám sát thực tế và ý kiến góp ý, nhận xét của các bộ liên quan (nếu có), Ngân hàng Nhà nước quyết định việc gia hạn thời gian thử nghiệm hoặc từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời gian mỗi lần gia hạn thời gian thử nghiệm không quá 01 năm và có thể được gia hạn không quá 02 lần.
![]() |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn năm 2025 |
Gia hạn thời gian thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng mới nhất
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 94/2025/NĐ-CP có quy định về các mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm bao gồm:
1. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng, qua đó hiện thực hóa mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thuận tiện, an toàn, hiệu quả với chi phí thấp.
2. Tạo lập môi trường thử nghiệm nhằm đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của giải pháp Fintech; hỗ trợ xây dựng, phát triển các giải pháp Fintech phù hợp với nhu cầu thị trường, khung khổ pháp lý, quy định quản lý.
3. Hạn chế rủi ro xảy ra đối với khách hàng khi sử dụng các giải pháp Fintech do tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm cung cấp.
4. Kết quả triển khai thử nghiệm giải pháp Fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định quản lý liên quan nếu cần thiết.
Xem thêm >> Chi tiết cách tính lãi suất vay ngân hàng năm 2025 và ví dụ minh họa