Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TPHCM).
>> Đề xuất bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 14 và 15/5/2025
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam là dự án quan trọng quốc gia có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội) đến điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo đó, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các ga đường sắt cao tốc Bắc Nam có tổng cộng 28 ga trong đó có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Cụ thể bao gồm: ga Ngọc Hồi - Ga Phủ Lý - Ga Nam Định - ga Ninh Bình - Ga Thanh Hóa - Ga Vinh - Ga Hà Tĩnh - Ga Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Ga Đồng Hới - Ga Đông Hà - Ga Huế - Ga Hòa Vang - ga Đà Nẵng - Ga hàng hóa Chu Lai - Ga Quảng Ngãi - ga Bồng Sơn - ga Diêu Trì - ga Diên Khánh - Ga hàng hóa Vân Phong - Ga Tháp Chàm - ga Phan Rí - Ga hàng hóa Trảng Bom - Ga hành khách Long Thành - Ga Thủ Thiêm.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về "Danh sách các ga đường sắt cao tốc Bắc Nam". Lưu ý nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
File word Luật đấu thầu 2025 và mẫu hồ sơ đấu thầu năm 2025 qua mạng mới nhất |
Danh sách các ga đường sắt cao tốc Bắc Nam (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Theo Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2025 dự kiến dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ được khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026 hoàn thành và đưa vào vận hành từ năm 2035.
|
Tuy nhiên, mới đây, Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed (công ty con của tập đoàn VinGroup) vừa có thông báo đăng ký đầu tư dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam.
Theo đề xuất đầu tư của VinSpeed nếu mọi thứ diễn ra đúng tiến độ thì khoảng năm 2030 tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam có thể đưa vào vận hành.
Lưu ý nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
>> Xem chi tiết tại: Khi nào dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hoàn thành?
Căn cứ Điều 5 Luật Đường sắt 2017 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt như sau:
1. Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
2. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.
3. Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt.
4. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.
6. Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.