Nội dung đề xuất đơn giản hóa thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháybao gồm những nội dung nào? – Nhật Linh (Quảng Bình).
>> Quyết định 1124/QĐ-NHNN giảm lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng từ ngày 19/6/2023
>> Quyết định 1125/QĐ-NHNN giảm lãi suất cho vay từ ngày 19/6/2023
Ngày 05/06/2023, Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo quy định tại khoản 1 Mục II Quyết định 641/QĐ-TTg nội dung đơn giản hóa thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (thực hiện tại cấp trung ương) (mã thủ tục hành chính: 1.009887); thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (thực hiện tại cấp tỉnh) (mã thủ tục hành chính: 1.009896) được quy định như sau:
Nội dung 1: Bãi bỏ quy định nộp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Đơn giản hóa thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (đề xuất) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Nội dung 2: Bãi bỏ quy định nộp bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, hồ sơ thiết kế đã được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy trước đó.
Lý do: Cơ quan Công an tự khai thác hồ sơ quản lý.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2023.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hiện nay:
- Đối với đồ án quy hoạch phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của đồ án với các quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
- Đối với dự án, công trình phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành theo các nội dung sau: Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế công trình; đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; hệ thống cấp nước chữa cháy; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống tụ khói; giải pháp thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn; phương án chống sét, chống tĩnh điện; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy của công trình.
- Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
- Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thầm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong công trình.