Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Tuy nhiên có một số khía cạnh về doanh nghiệp mà không nhiều người biết đến. Vậy đó là các vấn đề gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>> 05 Doanh nghiệp không thành lập theo Luật Doanh nghiệp
>> Hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc tại Đài Loan theo Nghị định 112
1. Doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.
Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính, bao gồm:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân.
2. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Hiện nay, chỉ có doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Còn lại các loại hình bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
3. Doanh nghiệp xã hội không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận?
Mặc dù theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức thành lập nhằm mục đích kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận sẽ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xã hội, mục tiêu lợi nhuận không phải mục tiêu hàng dầu.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội.
Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
4. Như thế nào thì được gọi là doanh nghiệp nhà nước?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Trên đây là quy định về 04 sự thật ít biết về doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: