Không ít doanh nghiệp hiện nay đang tuyển số lượng lớn người lao động chưa có tay nghề vào học việc để làm việc cho mình. Như vậy, người học việc có được nhận lương, hay phải trả thêm tiền cho công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có được ký hợp đồng học việc không?
>> Những vấn đề cần lưu ý trong việc chuyển nhượng cổ phần
>> Thủ tục thông báo trở lại hoạt động của doanh nghiệp
Điều 16 Nghị định 139/2006/NĐ-CP quy định hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề.
Các trường hợp sau phải giao kết hợp đồng học nghề bằng văn bản:
Ngoài ra, theo Điều 62 Bộ luật lao động 2019 có nêu rõ, doanh nghiệp và người học việc phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng học nghề phải tuân thủ những nội dung chủ yếu sau:
Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định trên còn có các nội dung sau:
Mặc dù ban đầu chưa có kiến thức, kĩ năng hay kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên, công sức mà người học việc bỏ ra trong thời gian này cũng cần được ghi nhận. Theo đó, NLĐ trong thời gian học nghề, học việc sẽ được hưởng một số quyền và lợi ích sau:
Trong thời gian đi học, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học cũng được tính vào chi phí đào tạo. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo. (Khoản 3 Điều 62 Bộ Luật lao động 2019)
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện hợp đồng mà người học nghề có thai, nếu có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì người học nghề được chấm dứt hợp đồng học nghề và được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập.
Lưu ý:
Khi doanh nghiệp tuyển người vào học việc để làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học việc không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí theo thỏa thuận hoặc xác định trong hợp đồng học việc.
CCPL: Bộ Luật lao động 2019