Doanh nghiệp muốn đạt hiệu suất công việc cao thì việc sở hữu một nguồn lao động có sức khỏe tốt là điều cần thiết. Vậy doanh nghiệp có trách nhiệm phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không, nếu không thực hiện thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tìm hiểu về vấn đề này.
>> 03 việc doanh nghiệp cần làm khi lương tối thiểu vùng tăng
>> Các trường hợp NLĐ không làm việc vẫn được hưởng nguyên lương
1. Trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 21 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:
Tất cả người lao động kể cả người đang học nghề, tập nghề |
Ít nhất mỗi năm một lần |
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm - Người lao động là người khuyết tật - Người lao động chưa thành niên - Người lao động cao tuổi |
Ít nhất 06 tháng một lần |
Khi khám sức khỏe định kỳ theo các trường hợp nêu trên; thì, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản và người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp |
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do doanh nghiệp chi trả được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Xử phạt người xử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Căn cứ pháp lý:
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: