Các tranh chấp được giải quyết ngày càng tăng cũng như sự đa dạng của các lĩnh vực tranh chấp dẫn đến việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Vậy để thành lập một trung tâm trọng tài thương mại cần điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc đầy đủ và chi tiết về điều kiện thành lập trung tâm trọng tài thương mại.
>> Các loại chi phí khi đấu thầu qua mạng mới nhất
>> Ai có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị?
Nguồn: Internet
1.Khái niệm Trung tâm Trọng Tài
Trung tâm trọng tài thương mại, được hiểu đơn giản là một tổ chức được thành lập với chức năng giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài.
Theo Điều 23 Luật Trọng tài thương mại 2010, Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
2. Điều kiện thành lập trung tâm trọng tài
Theo Điều 24 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
Theo đó, những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu về trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên nêu trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Tuy nhiên cần lưu ý mặc dù những người có đủ tiêu chuẩn Trọng tài viên quy nêu trên nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
Điều 27 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài như sau:
- Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
- Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định.
Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
- Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
4. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 28 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
- Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật trọng tài thương mại.
- Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.
- Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
- Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
- Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ pháp lý: