Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu là một trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung. Vậy điều kiện để thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu là gì? Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu được quy định ra sao?
>> Thủ tục chia, tách doanh nghiệp
>> Thực hiện chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
Nguồn: Internet
1. Xăng dầu là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
Khoản 2 Điều này cũng quy định:
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Theo đó, xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu là một trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu
2. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Theo đó, Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên;
- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên;
- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên;
- Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân;
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được quy định tại Điều 9 Nghị định số 83. Theo đó:
Quyền của thương nhân gồm:
- Được Bộ Công Thương phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu hàng năm.
- Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
- Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
- Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
- Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu.
Nghĩa vụ của thương nhân gồm:
- Nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn hạn mức tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao cho cả năm; nhập khẩu đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu chủng loại và mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu theo quy định tại Nghị định này.
- Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.
- Ngoài việc bán buôn xăng dầu cho đơn vị trực tiếp sản xuất, bán lẻ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc thương nhân, được giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại Luật Thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý quy định tại Điều 16, Điều 19 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 18, Khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định này; được bán xăng dầu cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu quy định tại Điều 13 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định này; được kinh doanh xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu quy định tại Điều 22 và các thương nhân này không vi phạm quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 23 Nghị định này.
- Phải đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công Thương.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường. Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý về đo lường, chất lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển từ nơi xuất đến nơi nhận. Có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng và hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình, thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền để quản lý.
- Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
- Phải quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của mình. Việc sử dụng biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.
- Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
- Chỉ được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Không được thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối khác.
- Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ pháp lý: