Theo quy định tại Luật Du lịch 2017 , kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Vậy điều kiện để thành lập kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định ra sao?
>> Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
>> Thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke năm 2022
Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm: lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Với mỗi loại dịch vụ khác nhau thì điều kiện sẽ khác nhau. Cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, gồm:
Trong đó,
- Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành nội địa : 20.000.000 triệu đồng (sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP).
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định:
Là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành theo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL:
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.
Theo khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:
Trong đó,
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP như sau:
Đồng thời, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.