PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn qua bài viết sau đây:
>> Tháng 6/2023, doanh nghiệp phải làm các công việc kế toán, nhân sự này
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 7)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (Kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên) (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 600) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 600 được quy định như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 600 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 44 - 45 Chuẩn mực kiểm toán số 600 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Nếu nhóm kiểm toán tập đoàn kết luận rằng chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán tập đoàn, nhóm kiểm toán tập đoàn có thể yêu cầu kiểm toán viên đơn vị thành viên thực hiện các thủ tục bổ sung. Nếu việc này không khả thi, nhóm kiểm toán tập đoàn có thể thực hiện các thủ tục riêng của nhóm đối với thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị thành viên.
- Đánh giá của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán tập đoàn về ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót (kể cả sai sót được nhóm kiểm toán tập đoàn phát hiện và được kiểm toán viên đơn vị thành viên thông báo) cho phép thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán tập đoàn xác định liệu tổng thể báo cáo tài chính tập đoàn có sai sót trọng yếu hay không.
Chuẩn mực kiểm toán số 600 theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 20) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 46 – 48 Chuẩn mực kiểm toán số 600 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Đoạn 40 - 42 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định về việc trao đổi về gian lận với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và nếu Ban Giám đốc đơn vị có liên quan đến gian lận thì phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị.
- Ban Giám đốc tập đoàn có thể cần giữ bí mật những thông tin nhạy cảm trọng yếu nhất định. Ví dụ về các vấn đề có thể quan trọng đối với báo cáo tài chính của đơn vị thành viên mà Ban Giám đốc đơn vị thành viên có thể không nhận biết được bao gồm:
+ Khả năng xảy ra kiện tụng và tranh chấp.
+ Kế hoạch cắt giảm các tài sản quan trọng.
+ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Các thỏa thuận pháp lý quan trọng.
Hướng dẫn đoạn 49 Chuẩn mực kiểm toán số 600 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Các vấn đề mà nhóm kiểm toán tập đoàn trao đổi với Ban quản trị tập đoàn có thể bao gồm cả các vấn đề được kiểm toán viên đơn vị thành viên thông báo cho nhóm kiểm toán tập đoàn mà nhóm kiểm toán tập đoàn xét thấy đó là các vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm của Ban quản trị tập đoàn. Việc trao đổi với Ban quản trị tập đoàn diễn ra tại những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình kiểm toán tập đoàn. Ví dụ, các vấn đề quy định trong đoạn 49(a) - (b) Chuẩn mực kiểm toán số 600 có thể được trao đổi sau khi nhóm kiểm toán tập đoàn đã xác định công việc cần thực hiện đối với thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên. Mặt khác, vấn đề quy định trong đoạn 49(c) Chuẩn mực kiểm toán số 600 có thể được trao đổi khi kết thúc cuộc kiểm toán và các vấn đề được nêu trong đoạn 49(d) - (e) Chuẩn mực kiểm toán số 600 có thể được trao đổi khi các vấn đề đó phát sinh.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 21)