Pháp luật hiện nay quy định như thế nào đối với Chuẩn mực kiểm toán 560 sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán? – Mỹ Hạnh (Đồng Tháp).
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 25)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 24)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 560) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), Chuẩn mực kiểm toán số 560 được quy định như sau:
Chuẩn mực kiểm toán kiểm toán số 560 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) liên quan đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực kiểm toán số 560 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 560 theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Báo cáo tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi một số sự kiện nhất định xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể đặc biệt nhấn mạnh đến các sự kiện này (ví dụ, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 - “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm” quy định và hướng dẫn cách xử lý trong báo cáo tài chính đối với những sự kiện ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, phát sinh kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán (trong chuẩn mực kế toán gọi là “ngày kết thúc kỳ kế toán”) đến ngày báo cáo tài chính được phê duyệt để phát hành). Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính thường xác định theo hai loại sự kiện sau:
+ Những sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Những sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
Đoạn A38 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) hướng dẫn ngày lập báo cáo kiểm toán sẽ thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán biết rằng kiểm toán viên đã xem xét ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch phát sinh mà kiểm toán viên biết được cho tới thời điểm ký báo cáo kiểm toán.
- Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 560 trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc cung cấp và xử lý các thông tin và tài liệu liên quan đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là:
- Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, đã được phản ánh phù hợp trong báo cáo tài chính đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay chưa.
- Xử lý một cách thích hợp đối với những sự việc mà kiểm toán viên biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán, mà nếu các sự việc này được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho kiểm toán viên phải sửa đổi báo cáo kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Phần 2).