PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 2)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 540) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 540. Cụ thể như sau:
…
(iii) Cách thức Ban Giám đốc lập ước tính kế toán và hiểu biết về các dữ liệu làm cơ sở lập các ước tính đó, bao gồm (xem hướng dẫn tại đoạn A22 - A23 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Phương pháp, kể cả mô hình (nếu có) được sử dụng để lập ước tính kế toán (xem hướng dẫn tại đoạn A24 - A26 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Các kiểm soát liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A27 - A28 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Ban Giám đốc có sử dụng chuyên gia hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A29 - A30 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Các giả định được sử dụng để lập ước tính kế toán (xem hướng dẫn tại đoạn A31 - A36 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Liệu đã có hoặc đáng lẽ phải có sự thay đổi trong các phương pháp lập ước tính kế toán so với kỳ trước hay không và nếu có thì tại sao (xem hướng dẫn tại đoạn A37 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Ban Giám đốc có đánh giá ảnh hưởng của sự không chắc chắn trong ước tính kế toán hay không và nếu có thì đánh giá như thế nào (xem hướng dẫn tại đoạn A38 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kiểm toán viên phải soát xét kết quả thực tế của các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính kỳ trước hoặc nếu phù hợp, soát xét việc thực hiện lại các ước tính đó cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính kỳ hiện tại.
Nội dung và phạm vi soát xét của kiểm toán viên có tính đến nội dung của các ước tính kế toán và việc liệu thông tin thu thập được từ việc soát xét có phù hợp để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong các ước tính kế toán được ghi nhận và thuyết minh trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại hay không.
Tuy nhiên, mục đích của việc soát xét không phải do nghi vấn về các xét đoán đã được đưa ra trong các kỳ trước dựa vào thông tin có tại thời điểm đó (xem hướng dẫn tại đoạn A39 - A44 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo quy định tại đoạn 25 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ không chắc chắn trong ước tính kế toán (xem hướng dẫn tại đoạn A45 - A46 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Kiểm toán viên phải dựa vào xét đoán của mình để xác định xem có ước tính kế toán nào được đánh giá là có mức độ không chắc chắn cao làm phát sinh rủi ro đáng kể hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A47 - A51 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Căn cứ vào rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, kiểm toán viên phải xác định (xem hướng dẫn tại đoạn A52 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Liệu Ban Giám đốc đã áp dụng một cách thích hợp các quy định của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng liên quan đến ước tính kế toán hay chưa (xem hướng dẫn tại đoạn A53 - A56 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Liệu các phương pháp lập ước tính kế toán có thích hợp và đã được áp dụng nhất quán hay chưa và liệu các thay đổi (nếu có) trong các ước tính kế toán hoặc trong phương pháp lập ước tính kế toán so với kỳ trước có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A57 - A58 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 4).