PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 2)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 7)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 505) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), Chuẩn mực kiểm toán số 505 được tiếp tục quy định như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 14 Chuẩn mực kiểm toán 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Các ngoại lệ trong thư phúc đáp có thể chỉ ra sai sót hoặc sai sót tiềm tàng trong báo cáo tài chính. Khi phát hiện có sai sót, theo yêu cầu của đoạn 35 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), kiểm toán viên phải đánh giá liệu sai sót đó có phải là biểu hiện của gian lận hay không. Các ngoại lệ cũng giúp phân biệt chất lượng của các phản hồi từ các bên xác nhận tương tự hoặc cho các tài khoản tương tự. Các ngoại lệ cũng có thể cho thấy các khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
- Một số ngoại lệ không cho thấy sai sót. Ví dụ, kiểm toán viên có thể kết luận rằng những điểm khác nhau giữa thư phúc đáp là do yếu tố thời gian, định lượng, hoặc lỗi ghi chép trong các thủ tục xác nhận từ bên ngoài.
Chuẩn mực kiểm toán số 505 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 8) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 15 Chuẩn mực kiểm toán 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Việc không nhận được phản hồi cho thư xác nhận dạng phủ định không phải là bằng chứng rõ ràng rằng bên xác nhận đã nhận được thư xác nhận hoặc sự chính xác của thông tin trong thư xác nhận đã được xác minh. Do đó, việc bên xác nhận không phúc đáp lại thư xác nhận dạng phủ định cung cấp bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục thấp hơn nhiều so với việc nhận được phản hồi cho thư xác nhận dạng khẳng định. Các bên xác nhận cũng có thể sẵn lòng phúc đáp hơn để bày tỏ sự không đồng ý với nội dung của thư xác nhận khi thông tin trong thư xác nhận không có lợi cho họ, và ngược lại. Ví dụ, chủ tài khoản tiền gửi ngân hàng có thể sẵn lòng phúc đáp hơn nếu họ cho rằng số dư trong tài khoản của họ bị ghi thấp hơn trong thư xác nhận, nhưng có thể không muốn phúc đáp nếu số dư của họ được ghi cao hơn trong thư xác nhận. Vì vậy, việc gửi thư xác nhận dạng phủ định cho chủ tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ là thủ tục hữu hiệu khi xem xét liệu số dư tài khoản có thể bị ghi thấp hơn hay không nhưng có thể không hữu hiệu nếu kiểm toán viên muốn tìm bằng chứng liên quan cho việc số dư bị ghi tăng.
Hướng dẫn đoạn 16 Chuẩn mực kiểm toán 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Khi đánh giá kết quả của từng thư xác nhận từ bên ngoài, kiểm toán viên có thể phân loại các kết quả như sau:
+ Phản hồi của bên xác nhận thích hợp cho thấy sự đồng ý với thông tin được cung cấp trong thư xác nhận, hoặc cung cấp các thông tin được yêu cầu xác nhận mà không có ngoại lệ.
+ Phản hồi được cho là không đáng tin cậy.
+ Không phản hồi.
+ Phản hồi cho thấy có ngoại lệ.
- Theo quy định tại đoạn 26 - 27 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), khi xem xét các thủ tục kiểm toán khác mà kiểm toán viên có thể đã thực hiện, đánh giá của kiểm toán viên có thể giúp kiểm toán viên kết luận liệu đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp chưa hay cần thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán khác.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.