PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt như sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 2)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục và sự kiện đặc biệt (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 501) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 501. Cụ thể như sau:
…
(iii) Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC nếu:
- Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý cho kiểm toán viên trao đổi hoặc gặp chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị, hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị từ chối trả lời thư yêu cầu, hoặc bị cấm trả lời.
- Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp bằng cách thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế.
Giải trình bằng văn bản
Kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) giải trình bằng văn bản về việc Ban Giám đốc và Ban quản trị đã thông báo cho kiểm toán viên và đã ghi nhận, thuyết minh trong báo cáo tài chính, phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, về tất cả các vụ kiện tụng và tranh chấp thực tế đã xảy ra mà Ban Giám đốc đã biết và ảnh hưởng của chúng cần được xem xét khi lập báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt |
Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc trình bày và thuyết minh thông tin bộ phận theo khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bằng cách (xem hướng dẫn tại đoạn A26 của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Tìm hiểu các phương pháp mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng để xác định thông tin bộ phận (xem hướng dẫn tại đoạn A27 của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
+ Đánh giá liệu các phương pháp đó có cho phép lập các thuyết minh phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
+ Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp đó, trong phạm vi phù hợp.
- Thực hiện các thủ tục phân tích hoặc các thủ tục kiểm toán thích hợp khác tùy theo từng trường hợp.
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 501 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Tham gia kiểm kê hiện vật hàng tồn kho (hướng dẫn đoạn 04(a) của Chuẩn mực kiểm toán số 501 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
(a) Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán thường thiết lập các thủ tục kiểm kê hiện vật hàng tồn kho ít nhất một lần một năm để làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính và kiểm tra độ tin cậy của hệ thống kê khai thường xuyên hàng tồn kho của đơn vị.
(b) Tham gia kiểm kê hiện vật hàng tồn kho bao gồm:
- Kiểm tra hàng tồn kho để xác định sự hiện hữu, đánh giá tình trạng của hàng tồn kho và thực hiện kiểm kê chọn mẫu.
- Quan sát việc tuân thủ các hướng dẫn của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và việc thực hiện các thủ tục ghi chép, kiểm soát kết quả kiểm kê hiện vật hàng tồn kho.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán về độ tin cậy của các thủ tục kiểm kê theo quy định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
Các thủ tục này có thể là thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản, tùy theo đánh giá rủi ro của kiểm toán viên, phương pháp tiếp cận theo kế hoạch đã lập và các thủ tục cụ thể được thực hiện.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán với khoản mục và sự kiện đặc biệt (Phần 4).