PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 8)
>> Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 7)
Căn cứ vào Phụ lục số I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC được quy định cụ thể như sau:
(2020 - Báo cáo và phê duyệt)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo các kế hoạch kiểm toán nội bộ và các yêu cầu về nguồn lực, bao gồm các thay đổi đáng kể giữa kỳ, cho ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất để soát xét và phê duyệt. Người phụ trách kiểm toán nội bộ cũng phải báo cáo ảnh hưởng của những hạn chế về nguồn lực.
(2030 - Quản lý nguồn lực)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải đảm bảo rằng các nguồn lực của kiểm toán nội bộ là phù hợp, đầy đủ và được sử dụng một cách hiệu quả để hoàn thành kế hoạch đã được duyệt.
Diễn giải chuẩn mực:
Tính phù hợp nói đến việc kết hợp các kiến thức, kỹ năng và các năng lực chuyên môn khác cần thiết để thực hiện kế hoạch. Tính đầy đủ nói đến số lượng của các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch.
Các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả khi chúng được sử dụng theo cách thức giúp cho kiểm toán nội bộ hoàn thành kế hoạch được phê duyệt một cách tối ưu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 9)
(Ảnh minh họa – Hình từ Internet)
(2040 - Các chính sách và thủ tục)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải thiết lập các chính sách và các thủ tục để hướng dẫn bộ phận kiểm toán nội bộ.
Diễn giải chuẩn mực:
Hình thức và nội dung của các chính sách và các thủ tục kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng như mức độ phức tạp đối với công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ.
(2050 - Công tác điều phối và mức độ tin cậy)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ của đơn vị nên chia sẻ thông tin, điều phối hoạt động và cân nhắc sử dụng kết quả công việc của các bên cung cấp hoạt động tư vấn và hoạt động đảm bảo bên trong, bên ngoài đơn vị để bảo đảm thực hiện đầy đủ các hoạt động và giảm thiểu sự trùng lặp.
Diễn giải chuẩn mực:
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ có thể dựa vào kết quả công việc của các bên khác cung cấp hoạt động tư vấn và hoạt động đảm bảo trong khi điều phối hoạt động. Một quy trình nhất quán về căn cứ xác định mức độ tin cậy nên được thiết lập và người phụ trách kiểm toán nội bộ nên cân nhắc năng lực chuyên môn, tính khách quan, sự thận trọng nghề nghiệp của các bên cung cấp hoạt động tư vấn và hoạt động đảm bảo.
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ cũng nên hiểu rõ về phạm vi, mục tiêu và kết quả công việc của các bên khác cung cấp hoạt động tư vấn và hoạt động đảm bảo. Khi sử dụng kết quả công việc của các bên khác, người phụ trách kiểm toán nội bộ vẫn phải chịu trách nhiệm đảm bảo đầy đủ cơ sở cho những kết luận và ý kiến của bộ phận kiểm toán nội bộ.
(2060 - Báo cáo ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất)
- Định kỳ, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho ban điều hành cấp cao và/hoặc cấp quản trị cao nhất về mục đích, thẩm quyền, trách nhiệm và tình hình thực hiện liên quan đến kế hoạch của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng như việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
- Các báo cáo này phải gồm các rủi ro đáng kể, các vấn đề về kiểm soát, các rủi ro về gian lận, các vấn đề về quản trị và các vấn đề khác đòi hỏi ban điều hành cấp cao và/hoặc cấp quản trị cao nhất lưu ý.
Diễn giải chuẩn mực:
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ, ban điều hành cấp cao của đơn vị và cấp quản trị cao nhất cùng nhau xác định tần suất và nội dung báo cáo. Tần suất và nội dung báo cáo phụ thuộc vào tầm quan trọng của các thông tin cần trao đổi cũng như mức độ cấp thiết của các hành động cần được ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất thực hiện.
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo và trao đối với ban điều hành cấp cao của đơn vị và cấp quản trị cao nhất những nội dung sau:
+ Quy chế kiểm toán nội bộ.
+ Tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ.
+ Kế hoạch kiểm toán nội bộ và tiến độ thực hiện so với kế hoạch.
+ Yêu cầu về nguồn lực.
+ Kết quả của các hoạt động kiểm toán nội bộ.
+ Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và kế hoạch hành động để giải quyết những vấn đề đáng kể liên quan đến việc tuân thủ.
+ Biện pháp xử lý của ban điều hành đối với những rủi ro có thể không chấp nhận được đối với đơn vị theo xét đoán của người phụ trách kiểm toán nội bộ.
Những yêu cầu này và các yêu cầu báo cáo khác của người phụ trách kiểm toán nội bộ được tham chiếu xuyên suốt trong các chuẩn mực kiểm toán nội bộ.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 10).