PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 13)
>> Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 12)
Căn cứ vào Phụ lục số I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC được quy định cụ thể như sau:
(2430 - Việc sử dụng cụm từ "Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam")
Các hoạt động đảm bảo, hoạt động tư vấn được thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam.
(2431 - Trình bày các vấn đề không tuân thủ)
Khi vấn đề không tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ ảnh hưởng đến một hoạt động đảm bảo hoặc hoạt động tư vấn thì báo cáo kết quả của kiểm toán nội bộ phải trình bày về:
- Quy định hoặc nguyên tắc nào trong chuẩn mực kiểm toán nội bộ hoặc các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ không được thực hiện;
- Nguyên nhân của việc không tuân thủ;
- Ảnh hưởng của việc không tuân thủ đến hoạt động đảm bảo, hoạt động tư vấn cũng như đến báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Phần 14)
(Ảnh minh họa – Hình từ Internet)
(2440 - Phát hành và gửi báo cáo)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ cho các bên thích hợp.
Diễn giải chuẩn mực:
Người phụ trách kiểm toán nội bộ có trách nhiệm rà soát và phê duyệt báo cáo chính thức cuối cùng trước khi phát hành đồng thời quyết định cách thức gửi báo cáo cũng như người nhận báo cáo. Người phụ trách kiểm toán nội bộ vẫn phải chịu trách nhiệm chung nếu ủy quyền trách nhiệm này cho người khác thực hiện.
2440.A1 - Người phụ trách kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm về việc trao đổi và báo cáo kết quả hoạt động đảm bảo cuối cùng cho các bên để đảm bảo các kết quả này được xem xét một cách thận trọng.
2440.A2 - Nếu không có các quy định pháp lý hoặc quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì trước khi cung cấp kết quả hoạt động đảm bảo ra bên ngoài đơn vị, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải:
- Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị phát sinh từ việc cung cấp kết quả ra bên ngoài;
- Tham vấn ban điều hành cấp cao của đơn vị và/hoặc phụ trách pháp chế nếu phù hợp;
- Kiểm soát việc phát hành và gửi báo cáo thông qua việc giới hạn việc sử dụng kết quả kiểm toán.
2440.C1 - Người phụ trách kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo kết quả tư vấn cuối cùng cho đối tượng cần tư vấn.
2440.C2 - Trong trường hợp có các vấn đề liên quan đến quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát được phát hiện trong quá trình triển khai tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải trao đổi và báo cáo với ban điều hành cấp cao của đơn vị và cấp quản trị cao nhất nếu các vấn đề này là đáng kể đối với đơn vị.
(2450 - Ý kiến tổng thể)
Trong trường hợp phát hành ý kiến tổng thể, ý kiến này cần xem xét chiến lược, mục tiêu, rủi ro của đơn vị; các kỳ vọng của ban điều hành cấp cao của đơn vị, cấp quản trị cao nhất và các bên có lợi ích liên quan khác. Ý kiến tổng thể được đưa ra cần căn cứ vào các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích.
Diễn giải chuẩn mực:
Ý kiến tổng thể sẽ bao gồm:
- Phạm vi công việc, bao gồm cả khung thời gian mà ý kiến đề cập đến.
- Các giới hạn hoặc hạn chế về phạm vi công việc.
- Cân nhắc đến tất cả các dự án liên quan, bao gồm cả việc sử dụng công việc của các bên khác cung cấp hoạt động đảm bảo.
- Bản tóm tắt thông tin làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán nội bộ.
- Khung quy định kiểm soát hoặc rủi ro hoặc các tiêu chí khác được sử dụng làm cơ sở cho ý kiến tổng thể.
- Ý kiến, xét đoán hoặc kết luận tổng thể đưa ra.
Các nguyên nhân dẫn đến một ý kiến tổng thể có những điểm tiêu cực cần phải được nêu rõ trong báo cáo.
(2500 - Giám sát kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải thiết lập và duy trì một hệ thống giám sát kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán đã được báo cáo cho ban điều hành cấp cao của đơn vị.
2500.A1 - Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải thiết lập một quy trình theo dõi để giám sát và đảm bảo các cấp quản lý của đơn vị thực hiện các khuyến nghị kiểm toán một cách hiệu quả cũng như việc ban điều hành cấp cao của đơn vị đã chấp nhận các rủi ro của việc không triển khai các khuyến nghị kiểm toán.
2500.C1 - Hoạt động kiểm toán nội bộ phải giám sát kết quả thực hiện các khuyến nghị của những hoạt động tư vấn theo phạm vi thỏa thuận trước với đối tượng cần tư vấn.
(2600 - Trao đổi về việc chấp nhận rủi ro)
Trong trường hợp người phụ trách kiểm toán nội bộ kết luận rằng các cấp quản lý của đơn vị đã chấp nhận một mức độ rủi ro có thể không thể chấp nhận được đối với đơn vị, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo vấn đề này với ban điều hành cấp cao của đơn vị. Nếu nhận thấy vấn đề này không được giải quyết thì người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo lên cấp quản trị cao nhất.
Diễn giải chuẩn mực:
Việc nhận diện rủi ro được ban điều hành cấp cao chấp nhận có thể thấy được thông qua một hoạt động đảm bảo, hoạt động tư vấn, qua việc giám sát kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán của kỳ trước do các cấp quản lý thực hiện hoặc qua các biện pháp khác. Việc xử lý rủi ro đó không thuộc trách nhiệm của người phụ trách kiểm toán nội bộ.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại phần đầu tiên.