PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật quy định về cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng năm 2023 qua bài viết sau:
>> Cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng năm 2023 (Phần 2)
>> Cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng năm 2023
Tại phần 2 của bài viết để hướng dẫn về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh năm 2023 về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, sau đây PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ hướng dẫn về trình tự của thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo quy định tại Điều 7, 8, 9 Nghị định 108/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
(i) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
- Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
- Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(ii) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản hoặc qua thư điện tử về việc đã nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
(iii) Xác định ngày nhận được hồ sơ
- Đối với hình thức nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp nộp.
- Đối với hình thức nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.
- Đối với hình thức nộp trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ.
Toàn bộ ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn chi tiết thủ tục thực hiện |
Cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng năm 2023 (Phần 3) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải làm bằng tiếng Việt, gồm:
- 01 bộ hồ sơ gốc và 04 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép.
- 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ bản sao hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép.
(ii) Bộ hồ sơ gốc phải có đủ chữ ký, dấu xác nhận của doanh nghiệp, các tài liệu do doanh nghiệp lập nếu có từ 02 tờ văn bản trở lên phải có dấu giáp lai. Các bộ bản sao hồ sơ hợp lệ không yêu cầu phải có dấu xác nhận, dấu chứng thực bản sao nhưng phải có dấu giáp lai của doanh nghiệp nộp hồ sơ.
(iii) Mẫu hồ sơ về Đơn đề nghị cấp/cấp lại/gia hạn/sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Mẫu số 02; Phương án kinh doanh quy định tại Mẫu số 03; Phương án kỹ thuật quy định tại Mẫu số 04; Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 108/2016/NĐ-CP.
(iv) Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ biết về tính hợp lệ của hồ sơ sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
(v) Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
- Hồ sơ được lập theo đúng theo hướng dẫn (i) và (ii) nêu tại Mục 2 này.
- Đủ tài liệu quy định tương ứng đối với từng loại hồ sơ đề nghị cấp phép quy định tại Điều 43 Luật an toàn thông tin mạng 2015 (Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
- Các tài liệu cung cấp đủ đầu Mục thông tin theo yêu cầu và tuân theo mẫu hồ sơ tương ứng đã được quy định tại Phụ lục của Nghị định 108/2016/NĐ-CP.
(vi) Đối với hồ sơ không hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo cho doanh nghiệp nộp hồ sơ và nêu rõ yếu tố không hợp lệ. Doanh nghiệp có quyền nộp lại hồ sơ bổ sung hoặc văn bản giải trình tính hợp lệ. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ nộp lại được thực hiện theo hướng dẫn (v) nêu tại Mục 2 này.
Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng (trừ kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử và sản phẩm mật mã dân sự). Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật An toàn thông tin mạng 2015).
Lưu ý: Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải nộp phí theo Biểu mức thu phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin mạng (ban hành kèm theo quy định tại Thông tư 269/2016/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp >> Cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng năm 2023 (Phần 4).