Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng là để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các bên. Vậy, bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc không? Bắt buộc đối với đối tượng nào, trường hợp nào?
>> Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập
>> Tra cứu giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nhanh chóng tại đây!
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu/ nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm như đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư đó.
Khoản 1 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
Theo đó, bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn. Trừ các nhà thầu sau:
- Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm:
+ Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
+ Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
+ Thẩm tra, thẩm định;
+ Giám sát;
+ Quản lý dự án;
+ Thu xếp tài chính;
+ Kểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;
+ Các dịch vụ tư vấn khác.
- Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện.
- Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự tham gia thực hiện của cộng đồng.
Như vậy, bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ 3 nhà thầu nêu trên.
Theo Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực
- Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
- Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
- Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
- Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Trên đây là quy định về Các trường hợp bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: