PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau:
>> Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Bài viết tiếp tục cập nhật các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho tại Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC được bổ sung bởi Điều 8 Thông tư 177/2015/TT-BTC thì nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho như sau:
* Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
* Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi (sau khi trừ đi các khoản bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, nếu có) theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3) (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Thông tư 177/2015/TT-BTC thì:
Đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, công cụ trên sổ kế toán. Theo đó, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, công cụ. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Quý khách hàng xem tiếp >> Các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)