Theo Thông tư 08/2021/TT-BTC, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào? – Phước Tứ (Bạc Liêu).
>> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 15)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 14)
Căn cứ Phụ lục II Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ được quy định như sau:
- Tính chính trực:
+ Tính chính trực của người làm công tác kiểm toán nội bộ thiết lập sự tin tưởng và tạo ra cơ sở cho độ tin cậy đối với các xét đoán của họ.
+ Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị.
- Tính khách quan:
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Người làm công tác kiểm toán nội bộ thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm tra. Người làm công tác kiểm toán nội bộ đưa ra những đánh giá khách quan về tất cả các tình huống thích hợp và không bị tác động bởi lợi ích cá nhân của chính mình hoặc của những người khác trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình.
- Tính bảo mật:
Người làm công tác kiểm toán nội bộ tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc cung cấp các dịch vụ và các hoạt động kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.
- Tư cách nghề nghiệp:
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ theo Thông tư 08/2021/TT-BTC (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp tại Mục 1.1 bài viết này còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ cần:
- Thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm.
- Tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ.
- Không tham gia các hoạt động phi pháp hay các hoạt động làm mất uy tín về nghề nghiệp kiểm toán nội bộ hoặc của đơn vị/tổ chức.
- Tôn trọng và đóng góp vào các mục đích chính đáng và đúng với đạo lý của đơn vị/tổ chức.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ:
- Không tham gia vào các hoạt động hoặc mối quan hệ có thể làm suy giảm hoặc được cho là làm suy giảm các đánh giá khách quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ. Nội dung này bao gồm cả các hoạt động và mối quan hệ mà có thể tạo ra xung đột lợi ích với đơn vị/tổ chức được kiểm toán.
- Không chấp nhận bất cứ điều gì có thể làm suy giảm hoặc cho là làm suy giảm xét đoán chuyên môn của người làm công tác kiểm toán nội bộ.
- Trình bày toàn bộ thông tin quan trọng mà người làm công tác kiểm toán nội bộ thu thập được. Đây là những thông tin mà nếu không được trình bày thì có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc báo cáo hoạt động kiểm toán.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ cần:
- Thận trọng trong việc sử dụng và bảo vệ thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện kiểm toán.
- Không sử dụng thông tin được cung cấp cho các mục đích cá nhân hoặc dưới bất kỳ hình thức nào trái với quy định của pháp luật hoặc đi ngược với các mục đích chính đáng và đạo lý của đơn vị/tổ chức.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ:
- Chỉ tham gia các hoạt động hoặc cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ khi có đủ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.
- Thực hiện các dịch vụ/công việc kiểm toán nội bộ theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam.
- Liên tục hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn, tính hiệu quả cũng như chất lượng các dịch vụ/hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải:
- Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
- Tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.