Các hình thức lựa chọn và quy định trường hợp áp dụng với mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được Luật Đấu thầu quy định cụ thể như sau:
>> Quy định về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
>> Doanh nghiệp là gì? 04 sự thật ít biết về doanh nghiệp
Ảnh minh họa
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:
Theo các quy định từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, 8 hình thức để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư bao gồm:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
2. Trường hợp áp dụng của mỗi loại hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:
- Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
+ Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.
- Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Chỉ định thầu:
+ Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
+ Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Mua sắm trực tiếp:
+ Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
+ Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
- Tự thực hiện:
+ Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt:
+ Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
+ Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.