PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung về các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu năm 2023 qua bài viết sau đây:
>> Các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu năm 2023
>> Trách nhiệm của các bên trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư năm 2023 (Phần 4)
Căn cứ Điều 90 Luật Đấu thầu 2013, xử phạt vi phạm hành chính về đấu thầu được quy định như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan:
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
(ii) Ngoài việc bị xử lý theo Mục (i) thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(iii) Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo Mục này.
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo Mục này.
(iv) Công khai xử lý vi phạm:
- Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.
- Quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Khoản 1 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Khoản 2 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 và khoản 8 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Khoản 3 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.
Khoản 4 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Mời quý khách xem tiếp tục >> Các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu năm 2023 (Phần 03)