04 phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và hộ kinh doanh từ 01/7/2024 và những trường hợp nào không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 19/12/2024
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về 04 phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh bao gồm:
(i) Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các 04 phương thức giải quyết tranh chấp sau đây:
- Thương lượng.
- Hòa giải.
- Trọng tài.
- Tòa án.
(ii) Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
- Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
(iii) Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
04 phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và hộ kinh doanh từ 01/7/2024
(Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 58 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trường hợp không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng bao gồm:
(i) Người tiêu dùng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hợp pháp.
(ii) Người yêu cầu hỗ trợ thương lượng không phải là người tiêu dùng hoặc người đại diện hợp pháp của người tiêu dùng.
(iii) Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
(iv) Nội dung yêu cầu hỗ trợ thương lượng không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(v) Yêu cầu hỗ trợ thương lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định trong quá trình thương lượng người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có những quyền sau:
- Đồng ý hoặc từ chối tham gia thương lượng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
- Lựa chọn thời gian, hình thức thương lượng.
- Yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt thương lượng.
- Yêu cầu giữ bí mật về việc thương lượng.
- Được tự do bày tỏ ý chí về nội dung thương lượng.
- Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định trong quá trình thương lượng người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có những trách nhiệm sau:
- Tiến hành thương lượng theo quy định của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, quyền, trách nhiệm công dân, văn hóa kinh doanh.
- Trình bày đúng sự thật các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp.
- Thực hiện kết quả thương lượng thành trên nguyên tắc trung thực, thiện chí.
- Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.