Trường hợp nào thì thanh tra thuế? Khi nào có văn bản kết luận thanh tra thuế?
Trường hợp nào thì thanh tra thuế?
Theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì có 04 trường hợp thanh tra thuế, bao gồm:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
-Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 115 Luật Quản lý thuế 2019, về thời hạn thanh tra thuế thì thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2022.
Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Trường hợp nào thì thanh tra thuế? Khi nào có văn bản kết luận thanh tra thuế? (Hình từ Internet)
Đối tượng thanh tra thuế có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019 thì đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
- Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
- Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, đối tượng thanh tra thuế phải có các nghĩa vụ sau:
- Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Ký biên bản thanh tra.
Khi nào có văn bản kết luận thanh tra thuế?
Căn cứ Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về kết luận thanh tra thuế như sau:
Kết luận thanh tra thuế
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý.
Như vậy, trong vòng chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thu, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế, ngoại trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trong đó, kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
- Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa Bộ Quốc phòng vào dịp Tết nguyên đán 2025 có phải nộp thuế GTGT không?
- Trong năm 2025, người phụ thuộc được đăng ký từ 2 người nộp thuế được không?
- Đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tại dự án Luật thuế TNCN thay thế?
- Kiểm tra viên thuế có phải là công chức không? Tiêu chuẩn của kiểm tra viên thuế được quy định như thế nào?
- Có được giảm trừ gia cảnh khi có con nhỏ không? Mức giảm trừ gia cảnh cho con là bao nhiêu?
- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải từ ngày 05/01/2025 như thế nào?
- Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Hồ sơ xin thôi quốc tịch gồm có những giấy tờ nào?
- Khi hóa đơn điện tử sai sót thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh, lập hóa đơn mới thay thế hay không phải lập lại hóa đơn?
- Người nộp thuế gửi công văn hỏi đáp Cơ quan thuế đề nghị giải đáp, hướng dẫn thủ tục về thuế theo mẫu nào?
- Cá nhân kinh doanh có doanh thu bao nhiêu thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân?