15 ngành nghề, lĩnh vực sẽ tập trung thanh tra thuế doanh nghiệp năm 2025?
15 ngành nghề, lĩnh vực sẽ tập trung thanh tra thuế doanh nghiệp năm 2025?
Thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 có nội dung về Định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Tổng cục Thuế theo sự chỉ đạo của Bộ Tài chính sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro như:
(1) Dầu khí;
(2) Xăng dầu;
(3) Điện lực;
(4) Viễn thông;
(5) Ngân hàng;
(6) Bảo hiểm;
(7) Chứng khoán;
(8) Cho thuê tài chính;
(9) Dược phẩm;
(10) Bất động sản;
(11) Xây dựng;
(12) Kinh doanh chế tác vàng, bạc, đá quý;
(13) Hoạt động vui chơi giải trí;
(14) Truyền thông quảng cáo;
(15) Thương mại điện tử.
15 ngành nghề, lĩnh vực sẽ tập trung thanh tra thuế doanh nghiệp năm 2025? (Hình từ Internet)
Tổng cục Thuế sẽ thanh tra hành chính nội dung nào theo Định hướng Chương trình thanh tra 2025?
Theo Công văn 2220/TT-CP-KHTH năm 2024Tổng cục Thuế thực hiện chỉ đạo của cơ quan cấp trên là Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu sau:
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT;
- Kiểm tra công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
- Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính;
- Kiểm tra việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng;
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ.
Có bao nhiêu trường hợp tiến hành thanh tra thuế?
Căn cứ Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Như vậy có 04 trường hợp thuộc đối tượng tiến hành thanh tra thuế là:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Thanh tra 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ như sau:
(1) Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng chính sách, pháp luật về thanh tra;
- Xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra;
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra vụ việc khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết;
- Phối hợp với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh trong việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước;
- Chỉ đạo công tác thanh tra, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, cấp chứng chỉ nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
(2) Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
(3) Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ấn định thuế không?
- Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
- Mua bán xe ô tô cũ có đóng thuế trước bạ không? Thuế trước bạ xe ô tô cũ tính như thế nào?
- Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam?
- Đã có Dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT 2025 xuống 8% 6 tháng đầu năm 2025?
- Chi phí tách thửa đất thổ cư hiện nay là bao nhiêu? Đất thổ cư có chịu thuế sử dụng đất không?
- Mẫu Công văn đề nghị gia hạn nộp tiền thuế Mẫu số 02/TXNK theo Thông tư 06/2021/TT-BTC?
- Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trên địa bàn TP.HCM chi tiết?
- Thủ tục khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh?
- Trường trung học phổ thông công lập có phải nộp lệ phí môn bài không?