Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế?
04 trường hợp thanh tra trong hoạt động thuế?
Căn cứ tại Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh thuế như sau:
Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Theo đó, 04 trường hợp thanh tra trong hoạt động thuế bao gồm:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế? (Hình từ Internet)
Khi nào phải thanh tra lại trong hoạt động thuế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc có dấu hiệu rủi ro cao theo tiêu chí đánh giá rủi ro qua phân tích đánh giá rủi ro;
- Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế?
Căn cứ tại Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định như sau:
- Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao;
- Tổng cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng thuộc Tổng cục kết luận;
- Cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng thuộc Cục kết luận;
- Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 114 Luật Quản lý thuế 2019.
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký và phải được đoàn thanh tra lập biên bản công bố quyết định thanh tra lại.
Ngoài ra, khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 116 và Điều 117 Luật Quản lý thuế 2019.
Bên cạnh đó, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại phải đảm bảo:
- Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019. Nội dung kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi kết luận thanh tra lại cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên;
- Việc công khai kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại như sau:
Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế
...
3. Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại được quy định như sau:
a) Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra;
b) Thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 115 của Luật này.
Theo đó, thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra.
Trong đó, thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.
- Khi nào công bố toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2024? Luật Thuế giá trị gia tăng mới nhất là luật nào?
- Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế GTGT là ngày nào?
- Có mấy ngạch Kiểm toán viên nhà nước? Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm toán viên nhà nước là gì?
- Hồ sơ đăng ký đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm giấy tờ gì?
- Cá nhân có phải nộp thuế tài nguyên nếu khai thác sản phẩm của rừng tự nhiên hay không?
- Kiểm toán viên nhà nước học ngành gì? Điều kiện trở thành kiểm toán viên nhà nước?
- 6 trường hợp bị thu hồi tên miền từ 25/12/2024 theo Nghị định 147? Chuyển nhượng tên miền có chịu thuế GTGT?
- Từ 25/12/2024 nghiêm cấm quy đổi, mua bán vật phẩm game online? Tiền thưởng các giải đấu game online có chịu thuế TNCN?
- Mẫu tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất là mẫu nào?
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế áp dụng theo mẫu nào mới nhất 2025?