Doanh nghiệp bị thanh tra thuế trong trường hợp nào? Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu?

Doanh nghiệp bị thanh tra thuế trong trường hợp nào? Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu? Không chấp hành quyết định thanh tra thuế doanh nghiệp có bị ấn định thuế không?

Doanh nghiệp bị thanh tra thuế trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau:

Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

Như vậy, 04 trường hợp sẽ bị thanh tra thuế gồm:

- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.

- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

Doanh nghiệp bị thanh tra thuế trong trường hợp nào? Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu?

Doanh nghiệp bị thanh tra thuế trong trường hợp nào? Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu? (hình từ internet)

Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu?

Theo Điều 115 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Thời hạn thanh tra thuế
1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.

Theo Điều 47 Luật Thanh tra 2022 quy định về thời hạn thanh tra như sau:

Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.

Như vậy, thời hạn thanh tra thuế cụ thể sau đây:

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.

Không chấp hành quyết định thanh tra thuế doanh nghiệp có bị ấn định thuế không?

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như sau:

Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
a) Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;
b) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
c) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
d) Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;
...

Như vậy, không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định của pháp luật.

Thanh tra thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Kết luận thanh tra thuế? Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế là gì?
Pháp luật
Kết luận thanh tra thuế phải có những nội dung chính nào? Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Đối tượng thanh tra thuế có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Tải Mẫu 23/TTrT quyết định về việc gia hạn thanh tra thuế theo Thông tư 80?
Pháp luật
Khi nào có kết luận thanh tra thuế? Người ra quyết định thanh tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
05 trường hợp bị thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế?
Pháp luật
04 trường hợp thanh tra thuế? Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp bị thanh tra thuế trong trường hợp nào? Thời hạn thanh tra thuế là bao lâu?
Nguyễn Thị Thanh Xuân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch