9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế thanh tra thuế năm 2025?

Sẽ tập trung thanh tra thuế 9 nhóm doanh nghiệp năm 2025 theo Định hướng Chương trình thanh tra 2025 phải không?

9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế thanh tra thuế năm 2025?

Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 tải về về Định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính được định hướng tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sau:

(1) Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro như: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; bất động sản; xây dựng; kinh doanh chế tác vàng, bạc, đá quý; hoạt động vui chơi giải trí; truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử...;

(2) Doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra;

(3) Doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án;

(4) Doanh nghiệp phát hành chứng khoán trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả cổ phiếu thưởng;

(5) Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực;

(6) Doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn;

(7) Doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận, có rủi ro về hoàn thuế hoặc được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế;

(8) Doanh nghiệp có phát sinh hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

(9) Doanh nghiệp có thông tin giao dịch đáng ngờ do Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cơ quan Hải quan cung cấp.

9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế thanh tra thuế năm 2025?

9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế thanh tra thuế năm 2025? (Hình từ Internet)

Đối tượng thanh tra thuế có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng thanh tra thuế có quyền và nghĩa vụ như sau:

(1) Quyền:

- Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;

- Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

(2) Nghĩa vụ

- Chấp hành quyết định thanh tra thuế;

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

- Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Ký biên bản thanh tra.

Quy trình thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế ra sao?

Căn cứ tại Mục II phần II Quy trình kèm theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, quy trình thanh tra thuế được thực hiện như sau:

Bước 1: Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra:

- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra năm, Lãnh đạo Bộ phận thanh tra phân công công chức thanh tra tiến hành tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra.

- Bộ phận thanh tra, công chức thanh tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin tài liệu mà khai thác thông tin, tài liệu đã có tại cơ quan thuế như: Tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn,...của người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế.

Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra:

Căn cứ kết quả xác định nội dung thanh tra, Lãnh đạo Bộ phận thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra gồm: Trưởng đoàn thanh tra; các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có phó trưởng đoàn thanh tra, để trình Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt Quyết định thanh tra

Bước 3: Công bố Quyết định thanh tra thuế:

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với người nộp thuế trừ trường hợp được chấp nhận bãi bỏ quyết định thanh tra, hoãn thanh tra.

Bước 4: Tiến hành thanh tra

- Công bố quyết định thanh tra

- Tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế

- Báo cáo tiến độ thanh tra

- Lập biên bản thanh tra

Bước 5: Kết thúc thanh tra.

Xem thêm: 15 ngành nghề, lĩnh vực sẽ tập trung thanh tra thuế doanh nghiệp năm 2025

Thanh tra thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không chấp hành quyết định thanh tra thuế theo quy định không?
Pháp luật
Trường hợp nào thì thanh tra thuế? Khi nào có văn bản kết luận thanh tra thuế?
Pháp luật
Khi nào thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế? Thời hiệu và thời hạn thanh tra lại thuế trong hoạt động thanh tra thuế là bao lâu?
Pháp luật
9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế thanh tra thuế năm 2025?
Pháp luật
15 ngành nghề, lĩnh vực sẽ tập trung thanh tra thuế doanh nghiệp năm 2025?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định mới nhất của pháp luật?
Pháp luật
Không chấp hành quyết định thanh tra thuế từ bao nhiêu ngày sẽ bị phạt?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế?
Pháp luật
Mẫu Kết luận thanh tra thuế? Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế là gì?
Pháp luật
Kết luận thanh tra thuế phải có những nội dung chính nào? Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra thì giải quyết thế nào?
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch