Tiền thuế nợ trong thời kỳ hôn nhân có phải là nợ chung của vợ chồng không?

Có phải mọi tiền thuế nợ của vợ chồng là nợ chung trong thời kỳ hôn nhân không?

Tiền thuế nợ là gì?

Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích về tiền thuế nợ như sau:

Giải thích từ ngữ
...
17. Tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.
...

Như vậy, tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.

Tiền thuế nợ trong thời kỳ hôn nhân có phải là nợ chung của vợ chồng không? (Hình từ Internet)

Tiền thuế nợ trong thời kỳ hôn nhân có phải là nợ chung của vợ chồng không?

Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Đồng thời, căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Như vậy, với quy định nêu trên thì tiền thuế nợ chỉ trở thành nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu phát sinh từ:

- Giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập.

- Giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Với các trường hợp này thì cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ phải trả số tiền thuế nợ chung.

Ngược lại, nếu tiền thuế nợ phát sinh do các yếu tố sau đây thì sẽ trở thành tiền thuế nợ riêng của một bên vợ hoặc một bên chồng trong thời kỳ hôn nhân:

- Khoản nợ phát sinh trước thời kỳ hôn nhân;

- Khoản nợ phát sinh từ trường hợp chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng hoặc từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Khoản nợ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Do đó, một bên vợ hoặc một bên chồng sẽ tự chi trả riêng số tiền thuế nợ trong trường hợp này mặc dù vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân.

Vợ chồng có trách nhiệm trả tiền thuế nợ chung như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định như sau:

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Như vậy, nếu có thể chứng minh được số tiền thuế nợ là nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm liên đới chi trả.

Tiền thuế nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền thuế nợ trong thời kỳ hôn nhân có phải là nợ chung của vợ chồng không?
Pháp luật
Hướng dẫn 2 cách tra cứu nợ thuế online mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Tiền thuế nợ được phân loại thành bao nhiêu nhóm? Có mấy hình thức xử lý tiền thuế nợ?
Pháp luật
Tiền thuế nợ là gì? Thời hạn nộp dần tiền thuế nợ là ngày nào?
Pháp luật
Hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ gồm những giấy tờ gì? Được nộp dần tiền thuế nợ trong thời gian tối đa bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Tiền thuế nợ là gì? Hướng dẫn quy trình giải quyết hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ 2024?
Phạm Minh Mẩn
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch