Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi nào được xem là hành vi trốn thuế? Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi nào được xem là hành vi trốn thuế?

Căn cứ quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 về hành vi trốn thuế cụ thể như sau:

Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
...

Từ quy định trên, có thể thấy 10 hành vi được quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 được xem là hành vi trốn thuế và bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 thì không được xem là hành vi trốn thuế, cụ thể:

Hành vi trốn thuế
...
11. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này đối với trường hợp sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Như vậy, người nộp thuế vi phạm hành vi thuộc một trong hai trường hợp được quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 sẽ không bị xem là hành vi trốn thuế mà thay vào đó là hành vi vi phạm thủ tục thuế được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019.

Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ internet)

Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trốn thuế như sau:

Tội trốn thuế
...
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo đó, pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức xử phạt theo từng mức độ của hành vi vi phạm đó.

Như vậy, pháp nhân thương mại trốn thuế với số tiền trốn thuế từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc từ 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, mức xử phạt theo từng mức độ hành vi vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nêu trên.

Trốn thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gian lận thuế, trốn thuế bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân xuất hóa đơn khống nhằm trốn thuế thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi trốn thuế 500 triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế không được thực hiện trong khoảng thời gian nào?
Pháp luật
Trốn thuế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Tự ý tháo bỏ dấu hiệu niêm phong hồ sơ tài liệu của cơ quan thanh tra thuế bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Có mấy biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế?
Pháp luật
Thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thuộc về ai?
Nguyễn Ánh Linh
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch