Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Nguyên tắc tính thuế được quy định như thế nào? Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Livestream bán hàng là một hình thức phát trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử mà tại các phiên phát trực tiếp này người bán giới thiệu đến người tiêu dùng những thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà họ cung cấp. Và người tiêu dùng có thể tiến hành các thao tác đặt hàng, mua sắm qua những đoạn video phát trực tuyến.

Theo đó, căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
...

Như vậy, hoạt động livestream bán hàng là hoạt động thương mại điện tử có thể bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến với người tiêu dùng, là một hình thức kinh doanh trực tuyến.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế như sau:

Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
...
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
...

Như vậy, người nộp thuế có doanh thu từ livestream bán hàng không thực hiện nghĩa vụ về thuế như không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì được xem là hành vi trốn thuế.

Bên cạnh đó, hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

(1) Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế nhưng có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên;

(2) Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

(3) Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế mà có một tình tiết tăng nặng;

(4) Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế có hai tình tiết tăng nặng;

(5) Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ internet)

Nguyên tắc tính thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC về nguyên tắc tính thuế cụ thể như sau:

Nguyên tắc tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Như vậy, nguyên tắc tính thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng được tính trên nguyên tắc trong năm dương lịch nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế, còn doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp thuế theo quy định pháp luật.

Chỉ thị là gì
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trốn thuế thu nhập cá nhân sẽ bị đi tù cao nhất bao lâu?
Pháp luật
Trốn thuế bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội trốn thuế?
Pháp luật
Số tiền thuế trốn là gì? Trường hợp nào người có hành vi trốn thuế bị phạt tiền gấp 2 lần số tiền thuế trốn?
Pháp luật
Biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Thông tư 80?
Pháp luật
Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế có được ghi hình công khai không?
Pháp luật
Khám nơi cất giấu tang vật liên quan hành vi trốn thuế được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Gian lận thuế, trốn thuế bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế đối với doanh thu từ livestream bán hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân xuất hóa đơn khống nhằm trốn thuế thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch