Hành vi chiếm đoạt tài sản công có thuộc hành vi cấm không?
Hành vi chiếm đoạt tài sản công có thuộc hành vi cấm không?
Căn cứ Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
2. Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
3. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
5. Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
6. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
8. Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
10. Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản công là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Hành vi chiếm đoạt tài sản công có thuộc hành vi cấm không?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi chiếm đoạt tài sản công
1. Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
Ngoài ra, căn cứ Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
...
Do vậy, mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công là:
- Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản công.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.
Lưu ý: mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công được quy định nêu trên là của tổ chức, cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
- Thuyền viên là ai? Thu nhập của thuyền viên có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế giá trị gia tăng hay không?
- Streamer có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Khoản tiền nhận từ các quỹ từ thiện có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Pháp nhân thương mại trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Hành vi chiếm đoạt tài sản công có thuộc hành vi cấm không?
- Sách giáo khoa có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Năm 2025 áp dụng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?
- Những trường hợp nào được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
- Hàng hóa vàng mã, hàng mã có phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?