Tài khoản kế toán 1388 theo Thông tư 200 là tài khoản gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản phải thu khác?

Tài khoản 1388 là tài khoản gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản phải thu khác?

Tài khoản kế toán 1388 theo Thông tư 200 là tài khoản gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định như sạu:

Tài khoản 138 - Phải thu khác
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138 -Phải thu khác
...
Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
- Tài khoản 1382 - Phải thu của đơn vị nhận ủy thác chi trả BH: Phản ánh các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng về tiền chi trả BH giữa đơn vị với đơn vị nhận ủy thác chi trả BH.
- Tài khoản 1383 - Phải thu lãi tiền gửi: Tài khoản này chỉ sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số phải thu về lãi tiền gửi (có kỳ hạn và không có kỳ hạn) từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Tài khoản 1384 - Phải thu lãi trái phiếu: Tài khoản này chỉ sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số phải thu về lãi trái phiếu.
- Tài khoản 1385 - Phải thu lãi tín phiếu: Tài khoản này chỉ sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số phải thu về lãi tín phiếu.
- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 136 và TK 1381, 1382, 1383, 1384 và 1385.

Do đó, tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 136 và TK 1381, 1382, 1383, 1384 và 1385.

Tài khoản 1388 là tài khoản gì?  Nguyên tắc kế toán tài khoản phải thu khác?

Tài khoản 1388 là tài khoản gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản phải thu khác?

Nguyên tắc kế toán tài khoản phải thu khác?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc hạch toán kế toán tài khoản phải thu tại tài khoản 138 như sau:

(1) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.

Tài khoản này không phản ánh các loại trái phiếu và công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh)

(2) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn.

(3) Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

(4) Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi.

Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ.

Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

(5) Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ:

- Tỷ giá áp dụng đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi;

- Tỷ giá áp dụng đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn).

Tài khoản kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như thế nào?
Pháp luật
Tài khoản kế toán 1331 theo Thông tư 200 là gì? Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế tài khoản 133?
Pháp luật
Tài khoản kế toán 1388 theo Thông tư 200 là tài khoản gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản phải thu khác?
Pháp luật
Tài khoản 2293 theo Thông tư 200 là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 229?
Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 111 theo Thông tư 200?
Pháp luật
Tài khoản kế toán 3562 theo Thông tư 200 là tài khoản gì? Kết cấu của tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Kết cấu của tài khoản 356 theo Thông tư 200? Tài khoản kế toán 356 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Pháp luật
Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?
Pháp luật
Tài khoản 334 theo Thông tư 133 được dùng để làm gì, kết cấu và nội dung thế nào?
Pháp luật
Mẫu bảng cân đối tài khoản kế toán thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch