Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như thế nào?
Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như thế nào?
Tài khoản kế toán được dùng để phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình tài sản; tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo cơ chế tài chính; doanh thu, chi phí, phân phối kết quả hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh khác tại đơn vị.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định về phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như sau:
- Tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, xác định kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán, làm cơ sở để lập báo cáo tài chính.
- Tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Trong đó, các tài khoản ngoài bảng 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011, 012, 013 áp dụng cho các đơn vị để phản ánh việc nhận và sử dụng kinh phí mà cuối năm đơn vị phải quyết toán số đã sử dụng chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, làm cơ sở để lập báo cáo quyết toán. Cụ thể như sau:
+ Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (tài khoản 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011) phải được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ ngân sách và theo các yêu cầu quản lý khác về quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
+ Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến quyết toán kinh phí từ tiền thu phí được khấu trừ, để lại và kinh phí từ hoạt động nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền có quy định phải quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước (tài khoản 012, 013) đơn vị phải hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo các yêu cầu quản lý khác về quyết toán các nguồn kinh phí này.
- Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trong nước; kinh phí từ tiền thu phí được khấu trừ, để lại và kinh phí từ hoạt động nghiệp vụ có quy định phải quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước, thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.
- Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí viện trợ nước ngoài, kinh phí từ nguồn vay nợ nước ngoài theo dự án, thì đơn vị phải thực hiện ghi thu, ghi chi với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Sau khi thực hiện ghi thu, ghi chi với ngân sách nhà nước, kế toán phải hạch toán vào tài khoản ngoài bảng để lập báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.
Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như thế nào? (Hình từ Internet)
Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 24/2024/TT-BTC thì căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này, các đơn vị lựa chọn tài khoản kế toán để áp dụng tại đơn vị phù hợp với cơ chế tài chính và hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đơn vị kế toán được bổ sung các tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC để hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trong trường hợp cần bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC, thì đơn vị phải thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán 2015 để đảm bảo thống nhất trong sử dụng tài khoản và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp thông tin báo cáo tài chính.
Những nguyên tắc kế toán gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định 07 nguyên tắc kế toán như sau:
(1) Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
(2) Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
(3) Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
(4) Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Kế toán 2015.
(5) Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
(6) Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
(7) Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản (1), (2), (3), (4), (5) và (6) còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.










- Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như thế nào?
- Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2025 TP Cần Thơ? Căn cứ tính thuế tài nguyên được quy định thế nào?
- Nghị định 23/2025 về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy có hiệu lực từ 10/4/2025?
- Nghị định 24/2025 tăng mức phạt các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nghị định 98/2020?
- Thế nào là tem điện tử? Dán tem điện tử như thế nào cho đúng?
- Lịch pháp lý - Lịch báo cáo thuế tháng 3 năm 2025: Đầy đủ, chi tiết nhất?
- Hàng hóa quá cảnh có thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không?
- Danh sách 786 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN ở TP Hải Phòng tính đến 31/01/2025?
- Diện tích đất tính thuế đối với nhà chung cư được xác định như thế nào?
- 5 sự kiện kỷ niệm lớn của đất nước trong năm 2025? Người lao động có được nghỉ làm trong 5 sự kiện kỷ niệm lớn của đất nước này không?