Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?

Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa? Tài khoản kế toán thuế nội địa được phân thành bao nhiêu loại?

Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào?

Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là Mẫu số 02/SO-KTT được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 111/2021/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:

Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?

Tải về Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa mới nhất.

Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?

Cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:

(1) Mục đích:

Bảng cân đối tài khoản kế toán ghi chép một cách khái quát số hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số cuối kỳ của các tài khoản kế toán phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của cơ quan thuế.

(2) Căn cứ lập:

- Sổ Kế toán thuế theo tài khoản kế toán.

- Bảng Cân đối tài khoản kế toán năm trước.

Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán phải hoàn thành việc ghi chép, khóa Sổ Kế toán thuế theo quy định, đồng thời, phải kiểm tra, đối chiếu khớp đúng giữa các số liệu có liên quan trên các sổ.

(3) Nội dung và phương pháp lập:

- Cột 1, 2 - Số hiệu tài khoản, tên tài khoản: Ghi số hiệu tài khoản, ghi tên tất cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, cấp 3 (nếu có).

- Cột 3, 4 - Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư đầu năm báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ kế toán thuế hoặc số dư cuối kỳ của Bảng cân đối tài khoản năm trước. Trong đó, các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

- Cột 5, 6 - Số phát sinh trong kỳ: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng phát sinh trong kỳ của từng tài khoản tương ứng trên Sổ kế toán thuế. Trong đó, tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được tổng hợp vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” của các tài khoản được tổng hợp vào cột “Có”

- Cột 7, 8 - Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm cuối năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư cuối kỳ trên Sổ kế toán thuế hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ (cột 3, 4), số phát sinh trong kỳ (cột 5, 6) trên Bảng cân đối tài khoản năm nay. Số liệu ở cột 7, 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.

- Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo:

+ Tổng số dư Nợ đầu kỳ (Cột 3) = Tổng số dư Có đầu kỳ (Cột 4)

+ Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ (Cột 5) = Tổng số phát sinh Có trong kỳ (Cột 6)

+ Tổng số dư Nợ cuối kỳ (Cột 7) = Tổng số dư Có cuối kỳ (Cột 8).

Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?

Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa? (Hình từ Internet)

Tài khoản kế toán thuế nội địa được phân loại như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 24 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định tài khoản kế toán thuế nội địa được phân thành các loại sau đây:

- Tài khoản loại 1 - Phải thu: Là các tài khoản phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, khoanh nợ của cơ quan thuế các cấp đối với người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.

- Tài khoản loại 3 - Thanh toán và phải trả: Là các tài khoản phản ánh số thuế mà cơ quan thuế phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu và hoàn của cơ quan thuế.

- Tài khoản loại 7 - Thu: Là các tài khoản phản ánh số thu thuế của cơ quan thuế các cấp.

- Tài khoản loại 8 - Hoàn, miễn, giảm, xóa nợ: Là các tài khoản phản ánh số hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế; số thuế miễn, giảm và xóa nợ cho người nộp thuế theo quyết định của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tài khoản kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?
Pháp luật
Tài khoản 334 theo Thông tư 133 được dùng để làm gì, kết cấu và nội dung thế nào?
Pháp luật
Mẫu bảng cân đối tài khoản kế toán thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Pháp luật
Tài khoản 343 phản ánh nội dung gì theo Thông tư 200?
Pháp luật
TK kế toán là gì? Có bao nhiêu loại TK kế toán?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán tài khoản 111 theo Thông tư 200 như thế nào?
Pháp luật
Bảng hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ?
Pháp luật
Tài khoản kế toán thuế nội địa có bao nhiêu đoạn mã độc lập theo Thông tư 111?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại tài khoản kế toán thuế theo Thông tư 111/2021?
Pháp luật
Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch