Nghĩa vụ bảo mật của Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ bảo mật của Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được quy định như thế nào?
Theo Điều 43 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về nghĩa vụ bảo mật như sau:
Nghĩa vụ bảo mật
1. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin được cung cấp về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nghĩa vụ bảo mật của Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán như sau:
- Không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Không được sử dụng thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin được cung cấp về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán theo quy định.
Nghĩa vụ bảo mật của Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kiểm toán tiết lộ thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán của khách hàng bị phạt bao nhiêu?
Theo Điều 47 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo mật như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo mật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán không xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo mật.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán tiết lộ thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán của khách hàng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-13/ngh%C4%A9a-vu-bao-mat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-11/dinh-chi-hanh-nghe-kt.jpg)
- Nghĩa vụ bảo mật của Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được quy định như thế nào?
- Địa chỉ, số điện thoại Chi cục thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Bình mới nhất 2025?
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan ra sao?
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng mới nhất 2025? Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Chính sách mới nổi bật về lao động tiền lương có hiệu lực trong Quý 1 2025? Những khoản phụ cấp đi kèm theo tiền lương có chịu thuế TNCN?
- Bảng giá tính thuế trước bạ ô tô điện Vinfast năm 2025 cập nhật mới nhất?
- Cách tính lệ phí trước bạ xe ô tô điện từ ngày 01/3/2025 như thế nào?
- Tải phần mềm HTKK 5 2 8 đáp ứng Thông tư 86/2024/TT-BTC về Đăng ký thuế?
- Nghị định 9 2025 mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ 25/02/2025? Nguồn lực hỗ trợ thiệt hại từ đâu?
- Năm 2025, thu nhập 30 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?