Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan ra sao?
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan.
Cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT về những đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như sau:
(1) Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
(2) Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
(3) Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
(4) Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
(5) Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT.
Đối với các mặt hàng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan ra sao?
Biện pháp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được áp dụng thế nào?
Theo Điều 21 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như sau:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
3. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Do đó, việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Lưu ý rằng hạn ngạch thuế quan không được áp dụng đối với các mặt hàng sử dụng cho mục đích sản xuất, gia công xuất khẩu.
Quy trình thực hiện áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu cần phải bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc xác định số lượng, khối lượng, giá trị hàng hóa, cũng như phương thức phân bổ. Đồng thời, quy trình này phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý ngoại thương.
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan ra sao?
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng mới nhất 2025? Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Chính sách mới nổi bật về lao động tiền lương có hiệu lực trong Quý 1 2025? Những khoản phụ cấp đi kèm theo tiền lương có chịu thuế TNCN?
- Bảng giá tính thuế trước bạ ô tô điện Vinfast năm 2025 cập nhật mới nhất?
- Cách tính lệ phí trước bạ xe ô tô điện từ ngày 01/3/2025 như thế nào?
- Tải phần mềm HTKK 5 2 8 đáp ứng Thông tư 86/2024/TT-BTC về Đăng ký thuế?
- Nghị định 9 2025 mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ 25/02/2025? Nguồn lực hỗ trợ thiệt hại từ đâu?
- Năm 2025, thu nhập 30 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Nghị định 21 2025 kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027?
- Quy định nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu theo Thông tư 200 ra sao? Nguyên tắc kế toán Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu như thế nào?