Hướng dẫn chi tiết tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?
Hướng dẫn chi tiết tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền công tiền lương được tính dựa trên đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Cụ thể:
(1) Đối với cá nhân cư trú:
Trường hợp 1: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo công thức sau:
Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công = Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập từ tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện;
- Giảm trừ gia cảnh:
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo:
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
- Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
- Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân:
Biểu thuế bậc thu nhập được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Trường hợp 2: Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Tức là cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả |
(2) Đối với cá nhân không cư trú:
Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20% |
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
- Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Hướng dẫn chi tiết tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?
Người nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.










- Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước là ai? Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước có những quyền hạn gì?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 631 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cầm đồ được xác định như thế nào?
- Hướng dẫn điền mẫu 02-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho cá nhân đã chết không?
- Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hướng dẫn phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Tàu biển xuất khẩu có phải đóng thuế xuất khẩu,nhập khẩu không?
- Thông tin địa chỉ, số điện thoại các chi cục Thuế Tỉnh Bắc Giang?
- Hàng hóa nhập khẩu viện trợ nhân đạo thuộc đối tượng không chịu 02 loại thuế nào?