Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với đất san lấp phải nộp trong kỳ nộp phí như thế nào?
Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với đất san lấp phải nộp trong kỳ nộp phí như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí. Theo đó, cách tính phí bảo vệ môi trường đối với đất san lấp như sau:
Công thức tính: F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
- Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
+ Căn cứ xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế:
++ Sổ theo dõi, thống kê khối lượng khoáng sản nguyên khai và khối lượng đất đá thải (nếu có); hộ chiếu nổ mìn, phiếu xuất kho vật liệu nổ công nghiệp;
++ Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác, gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá;
++ Bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản;
++ Kết quả đo đạc, tính toán tổn thất, làm nghèo khoáng sản.
+ Quy trình, phương pháp xác định và các mẫu biểu thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.
- Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP. Cụ thể, là tổng của các khối lượng sau đây:
+ Khoáng sản nguyên khai đã tiêu thụ; đã đưa vào đập, nghiền, sàng hoặc các hoạt động khác để làm giàu khoáng sản;
+ Khoáng sản nguyên khai đang lưu trữ ở các kho chứa nhưng chưa tiêu thụ hoặc chưa vận chuyển ra ngoài khu vực khai thác.
- f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.
Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với đất san lấp phải nộp trong kỳ nộp phí như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động khai thác đất san lấp nào được miễn phí phí bảo vệ môi trường?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp được miễn phí
1. Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
2. Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Như vậy, hoạt động khai thác đất san lấp công trình an ninh quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai sẽ được miễn phí phí bảo vệ môi trường.
Nếu đất khai thác vừa sử dụng cho san lấp công trình an ninh quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì số lượng đất sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Hướng dẫn điền tờ khai bổ sung thuế GTGT theo Thông tư 80?
- Truyền nhận dữ liệu giữa cơ quan thuế và tổ chức được ủy nhiệm thu được quy định như thế nào?
- Thủ tục thêm tên vợ chồng vào sổ đỏ? Lệ phí cấp đổi sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
- Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích việc ấn định thuế không?
- Công ty cung cấp dịch vụ dùng để khuyến mại có cần xuất hóa đơn không?
- Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được hành nghề ở bao nhiêu đại lý thuế?
- Có bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không?
- Bổ sung mã tiểu mục thuế TNDN theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu theo Thông tư 84/2024?
- Làm bài thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bằng tiếng nước ngoài được không?
- Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?