Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các loại hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế áp dụng theo mẫu 24-ĐK-TCT được quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC
Người nộp thuế có thể tải về mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu 24-ĐK-TCT dưới đây:
(2) Các giấy tờ khác có liên quan;
Như vậy, hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm Mẫu 24-ĐK-TCT văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế và bên cạnh đó là các giấy tờ khác có liên quan đến thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc trong các trường hợp như sau:
(1) Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
(2) Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
- Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
- Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì? (Hình từ internet)
Các nghĩa vụ mà hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC về các nghĩa vụ mà người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế cụ thể như sau:
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
...
2. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
....
Như vậy, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành các nghĩa vụ dưới đây trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
(1) Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn;
(2) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế thì phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế 2019;
(3) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì phải hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế 2019.
- Trường hợp nào được miễn thuế tài nguyên?
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh đối với cá nhân kinh doanh là ở đâu?
- Thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam của người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh?
- Ban hành 43 chuẩn mực kiểm toán mới nhất năm 2025?
- Xuất nhiều hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày nhưng tổng giá trị trên 20 triệu thì chỉ được khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán nào?
- Chi nhánh của doanh nghiệp mới thành lập có được miễn lệ phí môn bài không?
- Đăng ký mã số thuế cá nhân khi nào? Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gồm những gì?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke mới nhất?
- Sản xuất bánh kẹo ngày Tết 2025 có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
- Đơn vị kế toán là gì? Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện thế nào?