Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế áp dụng theo mẫu nào mới nhất 2025?
Trường hợp nào được khôi phục mã số thuế?
Căn cứ Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về một số trường hợp được khôi phục mã số thuế cụ thể như sau:
Khôi phục mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh nếu được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì đồng thời được khôi phục mã số thuế.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
b) Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
c) Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
3. Mã số thuế được tiếp tục sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày quyết định khôi phục tình trạng pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh có hiệu lực hoặc ngày cơ quan thuế thông báo khôi phục mã số thuế.
...
Theo đó, người nộp thuế được đề nghị khôi phục mã số thuế khi thuộc một trong những trường hợp như sau:
(1) Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh được khôi phục mã số thuế khi được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định pháp luật;
(2) Đối với người nộp thuế đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế thì được khôi phục mã số thuế khi thuộc vào một trong các trường hợp như sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
- Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
Ngoài ra, mã số thuế được tiếp tục sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày quyết định khôi phục tình trạng pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh có hiệu lực hoặc kể từ ngày cơ quan thuế thông báo khôi phục mã số thuế.
Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế áp dụng theo mẫu nào mới nhất 2025? (Hình từ internet)
Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế áp dụng theo mẫu nào mới nhất 2025?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế như sau:
Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế
Mã số thuế được khôi phục theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế, Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Hồ sơ khôi phục mã số thuế của người nộp thuế:
a) Người nộp thuế quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi thì người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, hồ sơ khôi phục mã số thuế sẽ được chia thành từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trường hợp nào thì khi có đề nghị khôi phục mã số thuế thì giấy tờ bắt buộc người nộp thuế cần phải có là văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế
Bên cạnh đó, văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế được áp dụng theo mẫu 25-ĐK-TCT được ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Người nộp thuế có thể tải về mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu 25-ĐK-TCT dưới đây:
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp khi có đề nghị khôi phục mã số thuế được quy định chi tiết tại Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế gồm các giấy tờ như sau:
(1) Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu 25-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
(2) Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Bản sao văn bản hủy bỏ Quyết định chia, Hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng hợp nhất.
- Mẫu đơn về việc đề nghị giảm tiền chậm nộp thuế TNDN theo Nghị định 91 là mẫu nào?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh đối với cha mẹ đẻ?
- Từ 05/01/2025, mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sử dụng mẫu nào?
- Chủ xe máy điện có cần nộp lệ phí trước bạ hay không? Mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy điện là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có được sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không?
- Trường hợp nào được miễn thuế tài nguyên?
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh đối với cá nhân kinh doanh là ở đâu?
- Thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam của người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh?
- Ban hành 43 chuẩn mực kiểm toán mới nhất năm 2025?
- Xuất nhiều hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày nhưng tổng giá trị trên 20 triệu thì chỉ được khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán nào?