Dịch vụ viễn thông có phải tính thuế giá trị gia tăng không?
Dịch vụ viễn thông là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
...
Theo đó, viễn thông được hiểu là hoạt động gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ
Và tại khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định về dịch vụ viễn thông bao gồm:
Giải thích từ ngữ
...
7. Dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng:
a) Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, giữa các thiết bị đầu cuối qua mạng viễn thông;
b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là dịch vụ cung cấp thêm tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng thông qua việc gửi, truyền, nhận thông tin trên mạng viễn thông.
...
Như vậy, dịch vụ viễn thông được hiểu là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn thông hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng như sau:
(1) Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông;
(2) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là dịch vụ cung cấp thêm tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng thông qua việc gửi, truyền, nhận thông tin trên mạng viễn thông.
Dịch vụ viễn thông có phải tính thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ internet)
Dịch vụ viễn thông có phải tính thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm những hàng hóa, dịch vụ dùng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên thị trường Việt Nam.
Do đó, dịch vụ viễn thông cũng được xem là một trong các dịch vụ là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
Thời điểm xác định thuế GTGT
...
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
...
Theo đó, đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc tính từ thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Bên cạnh đó, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định về giảm thuế giá trị gia tăng như sau:
Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP về giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng đang áp dụng mức thuế suất 10% nhưng dịch vụ viễn thông là loại dịch vụ không được áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng.
Do đó, dịch vụ viễn thông khi tính thuế giá trị gia tăng vẫn phải áp dụng mức thuế suất là 10%.
Như vậy, dịch vụ viễn thông phải tính thuế giá trị gia tăng do thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất áp dụng là 10% theo quy định về thuế giá trị gia tăng.
- 19 điều đảng viên không được làm mới nhất 2025? Đối tượng nào được miễn đóng đảng phí hằng tháng?
- Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020 về hóa đơn trên sàn thương mại điện tử?
- Cá nhân có bắt buộc phải nộp lệ phí đăng ký cư trú không? Lệ phí đăng ký cư trú là bao nhiêu tiền?
- Địa phương nào có mức thu lệ phí trước bạ xe máy cao hơn các nơi khác?
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử quá thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Giao dịch liên kết là gì? Trường hợp nào được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?
- 10 trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị?
- Khu phi thuế quan là gì theo quy định mới nhất? Điều kiện áp thuế 0% khi bán hàng vào khu phi thuế quan?
- Trường hợp không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định hiện nay?
- Có phải đóng thuế TNDN đối với thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không?