Xuất khẩu hàng nông sản có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Xuất khẩu hàng nông sản có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
...
Theo đó, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sải nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu là thuộc vào một trong những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, xuất khẩu hàng nông sản khi mặt hàng nông sản chưa được chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Ngoài ra, xuất khẩu hàng nông sản nhưng mặt hàng đó đã được chế biến thành các sản phẩm khác hoặc qua các bước sơ chế ở khâu kinh doanh thương mại thì mặt hàng nông sản xuất khẩu đó sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định do không thuộc vào trường hợp là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Xuất khẩu hàng nông sản có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ internet)
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản xuất khẩu áp dụng mức thuế suất nào?
Hàng nông sản xuất khẩu thuộc một trong những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng hàng hóa đó khi được chế biến thành các sản phẩm khác hay sơ chế, bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại thì mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn chịu thuế giá trị gia tăng. Và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản xuất khẩu được áp dụng cụ thể theo từng trường hợp như sau:
* Áp dụng mức thuế suất 0% (căn cứ tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC)
Áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu,
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%:
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
...
Ngoài ra, điều kiện để áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
(1) Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
(2) Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
(3) Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
* Áp dụng mức thuế suất 5% (căn cứ tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, một số khoản bị bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC)
Áp dụng mức thuế suất 5% đối với hàng nông sản xuất khẩu khi:
(1) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC) ở khâu kinh doanh thương mại,
(2) Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
Như vậy, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản xuất khẩu áp dụng mức thuế suất 0% và 5% theo quy định.
Tuy nhiên, mặt hàng nông sản cũng sẽ là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10% khi không thuộc các trường hợp chịu thuế giá trị giá tăng, chịu thuế giá trị giá tăng 0%, chịu thuế giá trị giá tăng 5%.
Nhưng hiện tại, đã có Nghị định 72/2024/NĐ-CP về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Do đó, trường hợp mặt hàng nông sản chịu 10% thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm xuống 8%.
- Khoản chi khi công ty tổ chức teambuilding cho nhân viên có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Trao đổi ngoại tệ tại Ngân hàng sẽ mất phí bao nhiêu? Có được khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ không?
- Phụ cấp đặc thù cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu? Phụ cấp đặc thù của giáo viên có chịu thuế TNCN không?
- Khoản tiền thưởng Giáng sinh cho lao động là người nước ngoài có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Xuất khẩu hàng nông sản có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với Việt kiều mới về nước và trúng thưởng tại Việt Nam không?
- Các phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là gì?
- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả để hạch toán hàng hóa làm giảm số tiền thuế phải nộp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Doanh nghiệp tư nhân là gì? Doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế môn bài không?
- Tiền thưởng cho nhân viên có đưa vào chi phí được trừ thuế TNDN không?