Phân bổ thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào? Phương pháp phân bổ thuế GTGT như thế nào?
Phân bổ thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định các trường hợp được phân bổ thuế GTGT gồm:
- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
- Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
Phân bổ thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào? Nguồn từ Internet
Phương pháp phân bổ thuế GTGT như thế nào?
Các phương pháp phân bổ thuế GTGT được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
(1) Phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán
Số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế GTGT phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định như sau:
- Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua thiết bị đầu cuối: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán phát sinh từ các thiết bị đầu cuối đăng ký bán vé xổ số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký với công ty xổ số điện toán hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do người nộp thuế thiết lập trên địa bàn.
- Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua điện thoại và internet: Doanh thu được xác định tại từng tỉnh nơi khách hàng đăng ký tham gia dự thưởng khi mở tài khoản dự thưởng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số điện toán.
(2) Phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
Số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
(3) Phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động xây dựng:
Số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
Doanh thu chưa có thuế GTGT được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh.
(4) Phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
- Số thuế GTGT phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) với điều kiện tổng số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
- Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định nêu trên mà tổng số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
- Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định trên là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế GTGT chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
(5) Phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:
Số thuế GTGT phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế GTGT phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.
Đối tượng nào nộp thuế GTGT?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo pháp luật
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Tiền thưởng vào ngày lễ Noel có phải khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Mẫu bảng đối chiếu công nợ mới nhất 2025? Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán là hành vi nào?
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất năm 2025 là Luật nào? Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất?
- Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới nhất?
- Có bao nhiêu đối tượng phải trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024?
- Mức phạt tiền cao nhất và thấp nhất đối với vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
- Mẫu công văn giải trình thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập 02 nơi mới nhất 2024?
- Đổi thẻ căn cước có phải đổi mã số thuế không?
- Viên chức nhận tiền thưởng kèm theo danh hiệu chiến sĩ thi đua có phải nộp thuế TNCN không?
- Tết Âm lịch 2025 là ngày mấy lịch dương? Hạn chót nộp thuế môn bài rơi vào mùng 2 Tết phải không?