Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới nhất?
Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới nhất?
Theo Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này.
2. Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, chậm nộp tờ khai thuế sẽ thuộc trường hợp giải trình với cơ quan thuế.
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế, theo đó, có thể tham khảo Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế sau đây:
Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế 1: Tải về
Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế 2: Tải về
Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế 3: Tải về
Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế mới nhất? (Hình từ Ịnternet)
Thời hạn nộp Công văn giải trình được pháp luật quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
- Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
- Đối với trường hợp giải trình trực tiếp:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Như vậy, thời hạn nộp công văn giải trình là trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc và phải có văn bản đề nghị gia hạn.
- Chi cục Thuế quận 7 ở đâu? Thời gian làm việc của Chi cục Thuế quận 7 là mấy giờ?
- Khi nào tăng lương hưu 2025? Tăng lương hưu 2025 thì tiền lương hưu có chịu thuế thu nhập cá nhân?
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán mới nhất 2025?
- Cách tính thuế khoán cho hộ, cá nhân kinh doanh 2025?
- 19 điều đảng viên không được làm mới nhất 2025? Đối tượng nào được miễn đóng đảng phí hằng tháng?
- Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020 về hóa đơn trên sàn thương mại điện tử?
- Cá nhân có bắt buộc phải nộp lệ phí đăng ký cư trú không? Lệ phí đăng ký cư trú là bao nhiêu tiền?
- Địa phương nào có mức thu lệ phí trước bạ xe máy cao hơn các nơi khác?
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử quá thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Giao dịch liên kết là gì? Trường hợp nào được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?